Ngày nhuận là gì? Tại sao có ngày nhuận?

0
2196
Ngày nhuận là gì? Tại sao có ngày nhuận?

Nội dung bài viết này sẽ giải thích việc tại sao có ngày nhuận và ngày nhuận là gì? Đây là những câu hỏi cơ bản mà nhiều người thắc mắc về thời gian mà chúng ta tồn tại trên trái đất.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến ngày nhuận cũng rất là thú vị, các bạn cũng nên theo dõi để có nhiều kiến thức hay ho nhé!

Thêm: Trong tiếng Anh thì năm nhuận được gọi là “Leap Year”. Và dĩ nhiên ngày nhuận sẽ được gọi là “Leap Day”.

Ngày nhuận là gì?

Theo những chuyên gia thì ngày nhuận chính là một ngày “dư ra” cứ mỗi 4 năm một lần (và ngày dư đó được “nhét” vào tháng 2).

Do đó, nếu bạn có sinh nhật vào ngày 29/02 thì bạn sẽ phải tổ chức sinh nhật 4 năm 1 lần.

Ngày nhuận là gì? Tại sao có ngày nhuận?

Tại sao có ngày nhuận?

Chính xác thì một năm có 365 ngày đúng không? Đó là những gì mà các bạn được học tại trường đúng không nào?

Tuy nhiên, thực tế thì một năm theo lịch dương (lịch mặt trời) thì một vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, sau khi tính toán ra số thập phân thì là 365 ngày + 0.25 ngày.

Tuy nhiên, thực tế thì một năm theo lịch dương (lịch mặt trời) thì một vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, sau khi tính toán ra số thập phân thì là 365 ngày + 0.25 ngày (hay ghi là 365,25 ngày).

Do đó, cứ mỗi 4 năm thì (0.24 x 4 sẽ là 1) sẽ có 1 ngày nhuận (chúng ta hay gọi đó là năm nhuận) để chúng ta bắt kịp với thời gian.

Các tác dụng của ngày nhuận

Như đã nói ở trên, ngày nhuận giúp chúng ta bắt kịp thời gian với thực tế. Tuy nhiên thì chúng ta vẫn nhận được một vài lợi ích của ngày nhuận.

Ngày nhuận giúp lịch mặt trời (lịch dương) chính xác

Sau khi đã trả lời xong câu hỏi ngày nhuận là gì thì bạn đã có khai niệm vì sao có ngày nhuận rồi đó.

Do đó, nếu như (giả sử) không tính phần 0.25 ngày kia thì chúng ta sẽ “lệch pha” so với thời gian. Cụ thể thì 4 năm lệch 1 ngày, 100 năm thì lệch 25 ngày,…

Mức lệch này “giúp” bộ môn lịch sử và địa lý trở nên ngớ ngẩn thật sự, và các máy đo thiên văn hay kính viễn vọng sẽ “tính nhầm” quy luật của vũ trụ.

Bạn thấy đấy, sai một li đi một dặm chính là đây!

Ngày nhuận giúp “đồng bộ” với lịch âm

Ngày nay, việc sử dụng dương lịch và âm lịch (lịch mặt trăng) vẫn được dùng song song để tính chính xác thời gian.

Do đó, nếu như lịch mặt trời bị sai thì các thứ khác như phong thủy, tử vi, ngày sinh,… sẽ bị sai lệch. Sự sai lệch này dẫn đến số mệnh bị sai, và không còn chính xác nữa.

Do đó, cứ mỗi 100 năm thì con đề và con lô sẽ phãi được “tính toán lại” bắt đầu từ 100 năm trước (bạn thấy cực không?).

Ngày nhuận là gì? Tại sao có ngày nhuận?

Các cách tính năm nhuận khá chuẩn

Sau khi đọc xong bài viết này thì tự bạn cũng có thể tính được năm nào thì cú ngày nhuận hiện hữu (và năm đó được gọi là năm nhuận).

Tính năm nhuận theo dương lịch

Để biết rằng tại sao có ngày nhuận (hay tại sao có năm nhuận) thì chúng ta dựa vào dương lịch để tính.

Cách tính đơn giản lắm: Lấy số năm chia cho 4, nếu ra hết (số dư bằng 0) thì năm đó sẽ là năm nhuận.

Ví dụ: Năm 2016 đem chia cho 4 sẽ ra 504 (không có dư). Vậy thì năm đó chính xác là năm nhuận rồi đó.

Tuy nhiên, nếu số năm là số 00 cuối (ví dụ 2000) thì phải chia cho 100 trước, rồi sau đó chia cho 400 nhé. Nếu cả 2 phép tính chia hết (không có dư thì đó mới là năm nhuận).

Vì vậy thì năm 1900 không phải năm nhuận nhưng năm 2000 lại là năm nhuận.

Ngày nhuận là gì? Tại sao có ngày nhuận?

Tính năm nhuận theo âm lịch (tính ngày nhuận là gì theo âm lịch)

Cách tính bằng dương lịch sẽ dễ dàng hơn cho các bạn. Tuy nhiên, nếu các bạn thích âm lịch thì đây cũng sẽ là một cách tính ngày nhuận hay.

Theo lịch âm, ngày mồng một âm (chính là Tết của mình đấy) là ngày mà Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên 1 đường thẳng hàng (và mặt trăng sẽ bị che đi).

Thời điểm không có trăng này chính là thời điểm Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp cách nhau đúng 29 ngày (không có dư giờ nhé) thì tháng đó thiếu ngày, còn cách nhau đúng 30 ngày thì tháng đó đủ.

Cách tính: Lấy số năm chia cho 19, nếu ra các con số dư là 0,3,6,9 hoặc 11,14,17 thì năm đó là năm nhuận âm lịch.

Tại sao có các con số trên, mời các bạn đọc tiếp!

Chênh lệch lịch âm – lịch dương

Lịch âm sẽ lệch 11 ngày so với lịch dương nên cứ 3 năm thì dồn thành 33 ngày. Cứ qua 3 năm sẽ có nhuận 1 tháng. Dồn tiếp 2 năm nữa là 25 ngày là gần được nhuận 1 tháng.

Cứ mỗi 19 năm lại có 7 năm nhuận, nếu tính theo dương lịch thì sẽ có 228 tháng. Tuy nhiên, âm lịch thì lại có đến 235 tháng.

Vì vậy, khi so ra năm âm lịch thì nó thừa mất 7 tháng so với năm dương lịch. Và 7 tháng thừa đó chính là 7 tháng nhuận (rơi vào các năm thứ 3,6,9 hoặc 11,14,17) theo chu kì 19 năm.

Kết luận

Như vậy là bạn đã biết ngày nhuận là gì và tại sao có ngày nhuận rồi đó. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho các bạn có vốn hiểu biết hơn về thế giới của chúng ta nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here