Các thuật ngữ bóng đá cần biết

Ngày nay, bất kì người nào yêu thích bóng đá đều sẽ biết qua các thuật ngữ bóng đá mà những người bình luận viên hay dùng trên mạng, Internet và truyền hình. Không những vậy, những người chơi cá cược còn có thể hiểu rõ hơn tình hình về kèo đang diễn ra của mình, từ đó lựa chọn cho chính xác. Tuy nhiên, không phải các trang web nào cũng giải thích đầy đủ về các thuật ngữ trong bóng đá.

Do đó, hôm nay thì chúng tôi sẽ giải thích những thuật ngữ bóng đá này để mọi người có thể dễ dàng hiểu rõ.

Những thuật ngữ bóng đá thường dùng mỗi ngày

Ở đây, chúng tôi sẽ giải nghĩa chung các thuật ngữ bóng đá, các bạn dùng bảng mục lục để tìm ra từ ngữ mình cần tìm nhé!

Các thuật ngữ bóng đá về vị trí

Hiểu rõ các vị trí trong bóng đá để biết về chiến thuật bóng đá của các huấn luyện viên. Biết rõ ràng các vị trí trong bóng đá giúp bạn tìm được những kèo ngon hơn do nắm rõ được chiến thuật cũng như chiến lược trong bóng đá.

Huấn luyện viên trưởng

Đây là người thầy, người cha và người này có nhiệm vụ truyền đạt các chiến lược / chiến thuật cho các thành viên trong đội bóng. Về cơ bản, huấn luyện viên thường là những cầu thủ lớn tuổi đã về hưu hoặc có kiến thức am hiểu về bóng đá cực lớn.

Huấn luyện viên trưởng cũng là người chịu trách nhiệm cho các thắng / thua của đội bóng một khi đội bóng đó thắng hoặc thua trên sân.

Thủ quân / Đội trưởng

Hiển nhiên, một người đội trưởng phải là người xông pha trận mạc nhiều, biết truyền nhiệt huyết cho đội bóng và là người có chiến lược /chiến thuật cá nhân (nhưng phải phù hợp với chiến thuật / chiến lược của huấn luyện viên).

Đội trưởng tung đồng xu để quyết định phần sân hoặc đội nào đá luân lưu trước. Ngoài ra, đội trưởng còn là người thường trao đổi với trọng tài về tình hình chung của đội bóng. Người đội trưởng thường đeo băng tay màu vàng để trọng tài nhận biết.

Thủ môn / thủ thành (Goal Keeper)

Đây là vị trí đầu tiên và cực kỳ quan trọng vì họ là người đứng chắn trước cầu môn, có nhiệm vụ ngăn chặn / chụp những trái bóng của đối phương vào cầu môn.

Ở trên báo chí nước ta thì thủ môn thường được gọi là người gác đền với ý chỉ rằng vị trí này vô cùng quan trọng.

Do đó, hậu vệ sai thì chỉ còn cách trông cậy vào đồng đội sửa sai mà thôi!

Hậu vệ (Defender)

Khi nghe đến chữ Defender có nghĩa là “người phòng thủ” trong tiếng Anh thì bạn biết anh chàng này làm gì rồi đó. Với khả năng phòng ngự cao, hậu vệ thường chơi ở vị trí sau hàng tiền vệ và có nhiệm vụ hỗ trợ thủ môn, ngăn cản đối phương ghi bàn.

Hiện tại, các vị trí trong bóng đá có đến 4 vị trí hậu vệ

Trung vệ

Còn có tên khác là hậu vệ trung tâm (center back), trung vệ có nhiệm vụ ngăn chặn đối phương ghi bàn thắng.

Theo như tên gọi, trung vệ chơi ở vị trí trung tâm. Thông thường thì các đội bóng có hai trung vệ thường hay đứng trước thủ môn. Họ có nhiệm vụ “kèm” các cầu thủ đối phương, ngăn không cho họ ghi bàn.

Hậu vệ quét

Tiếng Anh là “Sweeper” thường xuất hiện theo sơ đồ 3 hoặc 5 hậu vệ. Vị trí của hậu vệ quét là lùi sâu nhất trong hàng phòng thủ. Dĩ nhiên, họ là chốt chặn cuối cùng, là người bọc lót và sửa sai cho các hậu vệ đứng trên họ.

Các vị trí hậu vệ này hiện tại thường không còn sử dụng nữa. Các vị trí trung vệ thường được sử dụng nhiều hơn.

Hậu vệ cánh

“Cánh” trong tiếng Anh là gồm có hai bên và cả chính diện, do đó các hậu vệ cánh được gọi bằng cả 3 từ là “Full back, right back hoặc là left back”.

Những con người này sẽ đứng ở hai bên rìa khung thành để ngăn cản các cầu thủ chạy cánh của đội đối phương tiến sát khung thành.

Hậu vệ cánh / tấn công

Trong tiếng Anh, họ được gọi là “Wing-back hoặc là Attacking full-back” với chữ back hàm ý là hậu vệ. Tùy theo họ chơi ở đâu mà họ sẽ được gọi là Right Wing-back (RWB) hay Left Wing-back (LWB).

Họ là những người chơi linh động giữa việc phòng thủ và tấn công. Họ có thể chạy lên làm tiền đạo cánh để tấn công hoặc lui về phòng thủ.

Tiền vệ (Midfielder – MF)

Trong bóng đá, tấn công hoặc phòng thủ sẽ phải thông qua một lớp giữa chính là tiền vệ. Vị trí của họ là dưới hàng tiền đạo và trên hàng hậu vệ.

Họ có chức năng là nhận bóng từ hàng hậu vệ rồi chuyền lên cho hàng tiền đạo (hoặc chính họ cũng có thể tự chạy lên ghi bàn).

Do có vị trí ở giữa nên họ có 2 thiên hướng tấn công hoặc phòng thủ tùy theo sở trường của mình. Tuy nhiên, họ phải có khả năng đoạt bóng từ đối phương.

Số lượng tiền đạo tùy thuộc vào đội hình mà không có con số cụ thể. Trong bóng đá, có bốn vị trí tiền vệ mà ta sẽ phân tích sau đây

Tiền vệ phòng ngự

Tên tiếng Anh là Defensive Midfielder, họ chơi trên hàng hậu vệ và sau tiền vệ trung tâm. Họ thiên về phòng ngự, có nhiệm vụ thu hồi bóng từ xa, phát động tấn công hoặc tham gia phòng ngự cùng với các hậu vệ.

Tiền vệ trung tâm

Tên tiếng Anh là Central Midfielder, họ có nhiệm vụ tấn công hoặc lui về phòng ngự. Họ phải là những con người có đầu óc sắc bén và khả năng phán đoán tình hình tốt để hỗ trợ các tiền đạo ghi bàn hoặc cản phá bóng cùng các tiền vệ phòng ngự.

Tiền vệ chạy cánh

Hai bên cánh với Left Midfielder hoặc Right Midfielder, họ có nhiệm vụ tấn công từ hai bên cánh. Dứt điểm từ xa hoặc chuyền bóng lên cho các tiền đạo.

Tiền vệ tấn công

Tên tiếng Anh là Attacking Midfielder, họ đón bóng từ tiền vệ trung tâm, chuyền lên cho hàng tiền đạo hoặc tự phát động / tham gia tấn công.

Tiền đạo (Forward)

Trong tiếng Anh, vị trí tiền đạo được gọi là CF Central Forward hoặc chỉ được gọi tắt là Forward. Trên các báo, chúng ta hay gọi tiền đạo là vị trí trung phong.

Đây là những vị trí chịu trách nhiệm tấn công lên khung thành đối phương. Các vị trí này thường “túc trực” bên phần sân của đối phương và chịu trách nhiệm chính là ghi bàn. Các vị trí này cũng có những cách chơi khác nhau.

Đây là vị trí khó khăn do phải nhận nhiều chấn thương do các hậu vệ truy cản.

Tiền đạo cắm / tiền đạo trung tâm / Trung phong

Đây là vị trí tiền đạo dâng cao nhất, họ sẽ đứng ngay trước khung thành của thủ môn đối phương để đợi bóng chuyền lên và ghi bàn. Họ phải là người có sức khỏe, độ nhanh nhẹn và khả năng dứt điểm tốt.

Thuật ngữ bóng đá – Tiền đạo hộ công / Hộ công

Họ chơi thấp hơn Trung phong, họ phải thu hồi bóng và phát động tấn công để hỗ trợ tiền đạo trung tâm. Họ thường được gọi là “Second Strike” do ngày xưa thì họ thường hỗ trợ cho các trung phong (gọi là tiền đạo thứ hai).

Ví dụ, bóng mà tuột khỏi chân của Trung Phong thì họ phải có nhiệm vụ đoạt lại bóng và tấn công / tham gia tấn công cùng tiền đạo trung tâm

Tiền đạo chạy cánh

Vị trí của họ giống như là một hậu vệ cánh, tuy nhiên, thay vì phòng thủ ở sân nhà thì họ có nhiệm vụ tấn công từ hai bên cánh ở sân đối phương. Trong tiếng Anh thì tiền đạo chạy cánh được gọi là Winger (tùy theo vị trí mà có right hoặc left đằng trước).

Trọng tài

Đây là vị trí phân định thắng / thua của hai đội bóng, là người quyết định rút thẻ vàng / thẻ đỏ cho các cầu thủ. Trọng tài thường được gọi là “cha mẹ” vì là người quyết định cuối cùng và cao nhất trên sân bóng lúc đó!

Ngoài chức vụ trọng tài chính điều hành trận đấu thì còn có hai trợ lý trọng tài hay trọng tài biên đứng ở hai phần sân.

Trọng tài biên có nhiệm vụ xem xét bóng còn ở trong sân hay ra ngoài sân để quyết định ném biên hoặc giúp đỡ trọng tài chính trong các tình huống có lỗi hoặc tranh chấp bóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *